Loadding..

Phân biệt sự khác nhau giữa các phiên bản window 10

Phân biệt sự khác nhau giữa các phiên bản

window 10

Các phiên bản Window 10 hiện có:

  • Windows 10 Home

Được thiết kế để chạy trên PC, máy tính bảng, máy tính 2 trong 1. Đầy đủ tính năng phù hợp cho mọi đối tượng người dùng cá nhân. Bản Windows 10 Home cùng cấp với Windows 8/8.1, Windows 7 Home Basic, 7 Home Premium. Windows Media Center đã bị lược bỏ trên Windows 10, bù lại chúng ta có ứng dụng tích hợp để xem phim, nghe nhạc khác là Groove và Movies & TV.

  • Windows 10 Pro:

Bản này tương đương với Windows 8/8.1 Pro, Windows 7 Professional, Windows 7 Ultimate và Windows Vista Business/Ultimate. Bản Pro có đầy đủ các tính năng của bản Home đồng thời được bổ sung thêm tính năng hỗ trợ doanh nghiệp, phù hợp sử dụng trong các công ty, doanh nghiệp, tổ chức.
Nếu bạn đang chạy Windows 10 bản Home và muốn nâng cấp lên bản Pro, Microsoft có bán gói nâng cấp Pro Pack, giá là 99$/PC.

  • Windows 10 Enterprise:

Enterprise là bản cao cấp hơn Pro, nó có đầy đủ các tính năng của Pro đồng thời tích hợp thêm nhiều tính năng hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực IT..

  • Windows 10 Enterprise 2015 LTSB:

LTSB là viết tắt của cụm từ Long Term Servicing Branch, nó giống với bản Enterprise nhưng sẽ không được nhận các bản cập nhật Windows Update, Microsoft sẽ để cho doanh nghiệp tự quyết định việc cập nhật Windows theo cách họ muốn.

  • Windows 10 Education:

Cái tên đã nói lên tất cả, bản Windows 10 dành cho giáo dục, được thiết kế để cài cho máy tính trong trường học. Bản Education cao cấp hơn bản Pro, gần tương tự với bản Enterprise.

  • Windows 10 Mobile:

Bản Mobile kế thừa cho Windows Phone 8.1 và Windows RT, sử dụng cho smartphone và máy tính bảng cỡ nhỏ, có đầy đủ các tính năng cơ bản, bao gồm cả Continuum (kết nối máy Mobile với màn hình lớn để sử dụng như một chiếc PC).

  • Windows 10 Mobile Enterprise:

Giống như Win10 Enterprise là cài trên PC doanh nghiệp thì bản Mobile Enterprise sử dụng cho các thiết bị di động của doanh nghiệp. Microsoft nói rằng phiên bản này giống như một hệ điều hành Windows 8.1 Enterprise được thu nhỏ lại và tối ưu hóa để chạy trên thiết bị di động.

  • Windows 10 IoT Core:

Phiên bản Win10 được thủ gọn để chạy trên các thiết bị nhúng, máy tính giá rẻ, thiết bị IoT, nó tương tự với nền tảng Windows Embedded.

 

Tham khảo tại tinhte.vn

 

Tổng kết:

  • Như vậy là các bạn biết mình đang dùng phiên bản có hỗ trợ và tính năng ra sao rồi. Window 10 khi cài trên laptop hay bị 1 lỗi 100% Disk. Lỗi này sẽ hết nếu bạn có ổ cứng SSD. Tuy nhiên với HDD thì cần config lại một vài thứ là sẽ không bị như vậy.
Tags:

Image

enqtran

I'm enqtran - A coder and blogger :) [email protected]